Tổ chim

Sự thành công của Tiktok

Không quá khó hiểu khi chúng ta có thể thấy lý do Tiktok thành công, bản thân con người có tính tò mò, ghen tị, luôn muốn tìm hiểu và nhìn người khác đồng thời có thôi thúc phải trải qua hoặc thử những gì mình thấy. Tiktok ban đầu có thể chỉ là mạng xã hội video tuy nhiên bằng thuật toán họ có thể dễ dàng hiểu được hành vi và tâm lý sau đó “thao túng” suy nghĩ và cảm nghĩ của người dùng như những gì mà Facebook đã từng làm. At the end of the day, mọi chỉ số thành công của Product đều liên quan đến growth KPI cả.

Lắng nghe và phán xét

Tiếp từ bài Lời nói đầu năm, chủ đề lần này sẽ liên quan đến những suy nghĩ của mình về lắng nghe. Dĩ nhiên khi đã biết sức mạnh của lời nói thì mình nghĩ cần phải tập khả năng lắng nghe. Khi tiếp nhận lời nói của kẻ khác đầu tiên chúng ta cần tập một thái độ cực kỳ bình tĩnh, nhẹ nhàng và nên coi như lời nói là làn gió thoảng qua, tâm bất động, chỉ cần hiểu cảm giác làn gió, mát hay nóng là đủ. Không cần phát xét, suy nghĩ xa hơn, việc đấy để sau, coi như là những thứ dang dở nếu cần xử lý thì sẽ được ghi nhận và xử lý sau, không cần vội phải hành động gì ngay lúc đó. Sau này chúng ta cần phải có năng lượng và trí để có thể hấp thu, xử lý được lượng thông tin đó nữa.

Tình dang dở - hiệu ứng Zeigarnik

Chắc nhiều người có nghe qua về hiệu ứng Zeigarnik này rồi, cơ bản nó mô tả hiện tượng liên quan đến một cơ chế của não bộ ưu tiên cho trí nhớ của những thứ dang dở hơn là đã hoàn thành, hiệu ứng này được quan sát và mô tả bởi một nhà nữ tâm lý học người Nga có tên là Bluma Zeigarnik khi quan sát những người phục vụ ghi nhớ các hóa đơn chưa trả tiền 😁(cho nên vì sao khó ăn quịt được ở các nhà hàng 😝)

Giáo Dục trong thời kỳ mới Ây Ai (to be updating ...)

Sẵn coi lại podcast của Hiếu, bạn từ thời cấp 2 lâu lâu mới gặp vì giờ ai cũng bận rộn, Hiếu có mở một đề tài khá hay liên quan đến việc giáo dục trẻ, những việc Hiếu nói liên quan đến định hình tính cách từ ban đầu, xây dựng bản ngã, quản lý cảm xúc gợi lại con đường mà tự mình mò mẫm trải qua.