Mình là một người thích cà phê ! và không thể sống thiếu nó.
Thời đó còn nhớ được công thức cấu tạo của caffeine(một chất chiếm tỉ lệ khá lớn trong cà phê) là C8H10N4O2, mạch vòng và gốc acid nữa cho nên đó là lý do cà phê lại có vị đắng và uống vào xót và nhiều khi đau bụng nữa 😂
Cà phê ban đầu theo chân những nhà truyền giáo vào Việt Nam, sau này người Pháp bắt đầu lập đồn điền để trồng cà phê và cao su thì người Việt mới biết uống cà phê, tầm trăm mấy mươi năm trở lại đây khoảng thế kỷ 19, quá trễ so với lịch sử cà phê của nhân loại bắt nguồn từ thế kỷ 15.
Tuy nhiên người Việt bằng cách nào đó vẫn tạo được cách thưởng thức cà phê đặc trưng riêng bằng nhiều cách như cà phê trứng, cà phê sữa đá pha bằng sữa đặc, bạc sỉu, cà phê vợt, cà phê muối … ngoài kiểu pha phin thông thường. Người Việt thích uống cà phê, đó là điều không bàn cãi vì chỉ cần nhìn vào số lượng quán cà phê khắp cả nước thì sẽ hiểu (số liệu từ Mibrand VN đang có 500.0000 quán cà phê với doanh thu 1.46B$ hàng năm, với dân số 100tr người thì TB 196 người sẽ có 1 quán cà phê), một phần chắc có lẽ người Việt thích chất kích thích và …rảnh(hoặc tâm lý làm việc quan liêu, thích hưởng thụ, cái này có lẽ ảnh hưởng lớn từ người Pháp sau mấy chục năm đô hộ).
Những năm 2000 thì SG có nhiều quán cà phê dạng sân vườn như khu Phú Nhuận có Du Miên ở Hồ Biểu Chánh, Pergola, Miền Đồng Thảo, cà phê nhạc Trịnh ở Bình Thạnh, cà phê Rock ở bờ kè hay khu Hồ Xuân Hương, Ngô Thời Nhiệm, mình còn nhớ có một quán tên Yên, quán cũ của Lý và những người bạn, hình này mình chụp Lý từ máy film ở quán Yên.
Cách đây gần 20 năm trước, những người bạn sang US của mình (đi nhiều con đường khác nhau) mỗi khi chat qua Yahoo! đều nhắc tới Starbucks như là một thiên đường, nơi có thể ngồi ngắm mây trời, làm thơ hay đọc sách…
Bẵng đi vài năm sau, có vài người về còn mention rằng sẽ cố gắng đem về cho bằng được (franchise) tuy nhiên thời điểm đó Starbucks chắc vẫn nghĩ VN còn chiến tranh và bom đạn nên coi như giấc mộng không thành.
Mãi đến 2013 Starbucks mới chính thức đặt chân vào VN dù lúc đó VN có quá nhiều cửa hàng cà phê từ Highlands (đã bán cho Jollibee từ 2011), Trung Nguyên đang chiếm thị phần lớn với cả cà phê hòa tan lẫn các chuỗi cà phê, Gloria Jean’s vô VN từ 2006, Coffee Bean cũng vô sớm đâu đó 2008, MOF, Angle in US… Thời điểm đó đại đa số dân SG ngồi cà phê cóc chắc còn vẫn thích và quen uống cà phê bắp hoặc mua từ chợ Kim Biên 😂
2014 thì The Coffe House ra đời, ban đầu mình cũng khá thích trải nghiệm ở đây vì có nhiều bạn làm ở đây, quen nhiều và có discount code qua app lên đến nhiều % nên thời từ 2015-2018 toàn ngồi ở TCH từ cửa hàng đầu tiên ở Cao Thắng đến các cửa hàng mới. Phải nói TCH là nơi phổ biến cách pha Cold brew ra đại chúng. Tuy nhiên vì TCH invest gout cà phê khá kén khách, pha trộn tỉ lệ chưa hợp lý(có lẽ theo cảm quan của dàn core TCH như Trúc chứ không theo thị hiếu số đông) nên đại đa số sẽ khó uống trừ một số người biết thưởng thức, tuy nhiên trong triết lý kinh doanh lại mâu thuẫn giữa tình yêu cà phê của đội founder và trải nghiệm đa dạng của khách hàng, đó là hai thứ rất khác nhau. Như mình đã nói ở bài xây dựng và bán sản phẩm, sản phẩm hay dịch vụ đem bán cho người dùng phải là trải nghiệm của người xây dựng và phải đồng nhất với nhu cầu của khách hàng. TCH như mọi người biết cũng giống như Highlands có lẽ món bán chạy nhất lại là trà đào cam sả hay trà sen vàng.
Nói chung để làm quán cà phê tốt thì nên bán cho đại chúng, còn những người sành hay chơi cà phê thì họ không quan tâm nhiều đến việc trải nghiệm cà phê lắm ở quán xá (nếu có thì họ tự chơi ở nhà hoặc ở công ty), miễn đừng tệ quá là được, quán xá căn bản chỉ là nơi mọi người gặp gỡ cho nhiều câu chuyện và mối quan tâm khác. Mình có người bạn đi đâu cũng chỉ uống cà phê máy, nhiều khi lên núi cao cũng phải mang theo đồ press cá nhân, đi đâu cũng chụp hình check-in với ly cà phê. Đó là lý do vì sao nói đến quán cà phê thì địa điểm quán là quan trọng nhất.
Đến 2016, theo mình còn nhớ thì có một loạt bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ nói về đề tài hóa chất trong cà phê thì dân tình mới ồ ra, à chính ra cà phê dảo màu cánh gián mới là cà phê thật, còn trước giờ cà phê đậm đặc dẻo nhẹo nước cốt thì … không thật =))). Từ dạo đó mới có phong trào rang cà phê nhẹ hơn và uống pha máy, sau đó làn sóng startup mua máy mở cà phê ra đời và chơi cà phê …
Starbucks bán cà phê dễ uống hơn, có điều chỉnh chút ít khẩu vị phù hợp với thị trường Việt và nói thẳng ra thì họ bán thứ khác, không bán cà phê (dù với cà phê có thể nói họ là một công ty như Apple ở lĩnh vực công nghệ, là những công ty tiêu biểu và xuất sắc trong việc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu), cà phê chỉ là một cách để họ bán trải nghiệm và xây dựng văn hóa tương tự Trung Nguyên khi vào VN (có điều Trung Nguyên lại đề cao một cách thái quá và cực đoan công dụng của cà phê).
Mình cũng thích Starbucks, căn bản là họ có các loại trà trái cây dễ uống (như trà dâu) hay các loại theo mùa, dễ uống cho gia đình, cuối tuần vô ngồi ngắm trai xinh gái đẹp và nhìn mọi người cũng là một thú vui, lâu lâu còn gặp celeb hoặc người quen. Cà phê thì thường uống Americano thay nước (vì mua thêm nước tốn tiền :D) và thích từ cuốn sách “Pour your heart into it” của cựu CEO Howard Schultz.
Sau này thì có thêm trải nghiệm thẻ, bên dưới là một trong những thẻ phát hành ở VN mình đang có(buồn cười một chút là team design/sản phẩm rewards lại không phân biệt được Vespa và Lambretta dù thành công từ việc đi bán cà phê Ý) và app cũng tốt hơn so với nhiều chuỗi ở VN:
Tuy nhiên vài năm trở lại đây, Starbucks rơi vào khủng hoảng, bị boycott here and there vì nhiều lý do, trong đó lý do lớn nhất liên quan đến địa chính trị từ Isarel - Palestin và US-China
Với thị phần ngày càng giảm ở CN, bị Luckin và các chuỗi khác đang đuổi theo (thực ra Luckin cà phê uống rất OK, có loại pha với Maotai uống rất hay)
Chuỗi Luckin ở TQ rất nhỏ, thường là dạng take-away, không quá to và có chỗ ngồi cả ngày như Starbucks.
Việc Starbucks đóng của hàng Reserve ở Hàn Thuyên gần đây cũng là mốc đánh dấu nhiều sự thay đổi. Quy mô Starbucks quá lớn so với một chuỗi cà phê, tuy nhiên cái gì đi lên cũng đi xuống, mọi sự thay đổi đều có lý do, đó là quy luật. Có thể Starbucks thay đổi thành công với vị CEO mới (113$mn man) hay không thì cũng không quá quan trọng, thế nào cũng có chỗ để uống cà phê ở đất SG này thôi.
Cảm hứng thì chắc là đến từ bài viết này, một bài hay mang đậm văn hóa NYC.