Tổ chim

Xây dựng và bán sản phẩm

29 Jul 2023

Bài này revive lại một suy nghĩ vu vơ từ lâu về cách xây dựng và bán sản phẩm.

Sản phẩm ở đây nói chung cho dễ hình dung là những gì có thể bán được, sức lao động hay chuyên môn, kinh nghiệm cũng có thể coi là một sản phẩm. Chúng ta học tập, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn là cả một quá trình xây dựng sản phẩm để mong đem đi bán được với giá cao (ở đây là lương, thu nhập)

Về việc bán hàng thì qua quá trình tiếp xúc với nhiều người, nhiều vị trí, cả ở vị trí mua hàng thì bán hàng thực tế là quá trình đi bán trải nghiệm của mình cho khách hàng, cho những người có nhu cầu cần trải nghiệm đó hoặc ở mức độ cao cấp hơn nữa là đi bán “kỳ vọng” của khách hàng. (rút ra được sau khi tiếp xúc với nhiều thành phần sales giỏi có tệ có :P)

Mình luôn đề cao sự trải nghiệm vì nếu bạn chưa trải nghiệm qua thì chưa hình dung được sự vật, hiện tượng nó xảy ra như thế nào, cơ thể, giác quan, các hormones bên trong bạn sẽ phải ứng ra sao đối với tình huống đó. Quá trình này mọi người đều phải đi qua cả, trong kinh Pháp Hoa cũng có nói và mở rộng ra quan điểm là ai ai cũng có Phật tánh, ai ai cũng có thể trở thành Phật nếu trải qua quá trình rèn luyện, tu tập.

Trải nghiệm là những thứ con người tiếp nhận được và phản ứng lại môi trường, tốt có xấu có và đó là thứ quý giá nhất, đó có thể coi là cứu cánh của cuộc sống.

Vậy làm sao để xây dựng sản phẩm và bán thành công:

Thứ trước nhất vẫn là nhu cầu lớn, sản phẩm có thể nhân rộng, phải chăng người Tàu buôn bán thành công vì họ nhìn thấy được sức mạnh của con số, họ chỉ cần bán giá 1 đồng cho vạn người, không cần bán giá 10 đồng cho 1000 người vì sác xuất vạn người khác giới thiệu và quay lại mua vẫn cao hơn.

Thứ hai là năng lực của người làm sản phẩm, năng lực người vận hành, nhiều sản phẩm có dấu ấn rất lớn của cha đẻ, người vận hành. Apple sẽ chỉ có sản phẩm để mọi người trầm trồ dưới thời Steve Jobs, Jony Ive mang cá tính, sự tinh tế về thẩm mỹ của những người tạo ra nó, còn lại thì việc vận hành nằm dưới tay Tim Cook. Nếu Apple không còn những nhân tố này thì sản phẩm sẽ dần mất đi các đặc trưng đó. Dieter Rams là một huyền thoại thiết kế công nghiệp với những sản phẩm mang tên Braun cũng đã từng đúc kết lại 10 nguyên tắc để xây dựng sản phẩm như sau:

  1. The first is a good product is innovative; it must have creativity.
  2. The second is it is useful.
  3. The third is it is beautiful.
  4. The fourth is it is easy to use.
  5. The fifth is it is unobtrusive, modest.
  6. The sixth is it is honest.
  7. The seventh is it is timeless; it won’t become outdated.
  8. The eighth is it doesn’t skip over any small details.
  9. The ninth is it is environmentally friendly and does not waste any resources.
  10. The tenth is it is not overly designed, meaning ‘less is more’.

Xây dựng sản phẩm thành công đã khó, làm sao duy trì nó lại càng khó hơn nữa như Allen Zhang đã từng chia sẻ lại 10 nguyên tắc ở trên.

Cuối cùng là thị trường, cho dù sản phẩm ngon đến mấy, thị trường đi xuống, nhu cầu không còn hoặc không đúng thời điểm thì sự thành công cũng sẽ không đến.