Chắc nhiều người có nghe qua về hiệu ứng Zeigarnik này rồi, cơ bản nó mô tả hiện tượng liên quan đến một cơ chế của não bộ ưu tiên cho trí nhớ của những thứ dang dở hơn là đã hoàn thành, hiệu ứng này được quan sát và mô tả bởi một nhà nữ tâm lý học người Nga có tên là Bluma Zeigarnik khi quan sát những người phục vụ ghi nhớ các hóa đơn chưa trả tiền 😁(cho nên vì sao khó ăn quịt được ở các nhà hàng 😝)
Giải thích một cách khoa học thì não bộ có cơ chế chắc tương tự như ngăn xếp, memory stacks trong máy tính vậy, về cơ bản mỗi sự kiện được coi là objects ghi nhớ trong não bộ thông qua 3 cấp trí nhớ: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, khi có một sự kiện dang dở thì não sẽ lưu tạm vào bộ nhớ ngắn hạn và có thể sẽ có trigger để update status liên tục trong hàng đợi này (queue 😁) gây ra cảm giác lo lắng, bất an khi mọi thứ chưa an bài, nhất là những người lớn tuổi(luôn muốn hoành thành những di nguyện trước khi lìa đời), khi nào hoàn thành thì có thể não sẽ flush đi hoặc chuyển sang cấp trung hoặc dài hạn hoặc flush tiếp ở các cấp nếu bộ nhớ đã đầy 😂
Tuy nhiên liên tưởng đến ngày tình yêu thì cũng có thể dùng hiệu ứng này để giải thích vì sao tình yêu khi dang dở 💔 lại được nhớ lâu hơn và Hồ Dzếnh cũng đã khẳng định trong bài “Ngập ngừng”:
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Còn tình yêu là gì thì ngay cả Xuân Diệu cũng ứ biết:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…
Mà đã đụng đến đề tài này thì có mấy ai bảo mình khôn đâu:
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.