Khi bạn già đi

27 Jul 2023

Khi bạn già hơn thì sao ?

simple

Có lẽ nhiều người cũng đã nghe tới cụm từ midlife-crisis, vậy khi đến đỉnh và qua sườn dốc thì những gì sẽ thay đổi ?
Như lời một đoạn trong bài hát “Ngày hôm nay anh rất mệt” của Nguyễn Văn Chung:

Càng lớn ta càng nhận ra … thế giới này thật khó với ta.

Trong Luận ngữ, Khổng tử từng viết:

Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ.

Dịch nghĩa:

Ta vào năm 15 tuổi mà có chí học tập, 30 mà lập, 40 mà không nghi hoặc, 50 tuổi mà biết mệnh trời, 60 tuổi mà biết thuận theo, 70 tuổi mà biết theo tâm mong muốn của mình mà không vượt qua khuôn phép.

Gần đến tuổi tứ tuần trở đi con người chuyển sang nhận thức sâu hơn và có thể hiểu thấu mọi việc trong thiên hạ, phân biệt được việc phải trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người quân tử hay kẻ tiểu nhân.

Sự thay đổi lớn nhất có lẽ là về nhận thức, ít nhất đó là cái đẹp và sự giản đơn.

Gần đây mình có tranh luận về việc xây viện dưỡng lão, có người bảo nên xây cho đẹp, vì ai mà chả cần đẹp ? Tuy nhiên nó không phải là cốt lõi vì càng già, hoặc càng đến tuổi gần đất xa trời thì cái đẹp, hào nhoáng sẽ không còn là thứ yếu, khi chúng ta trải qua quá nhiều thứ thì hầu hết mọi người cũng sẽ quay về với cái đơn giản nhất, đó không phải là sự luân hồi mà Đức Phật hay nói đến hay sao.
Bản thân khi còn trẻ thì đều thích màu sắc, muốn trải nghiệm nhiều thứ để biết được cái mình thích, cái mình cần là gì, đến khi trải qua hết rồi thì chúng ta chỉ còn thời gian để chọn cái nào ưu tiên nhất.
Khi Đức Phật ngài đã nếm trải qua mọi thứ tốt xấu, vui buồn, sướng khổ trên đời này rồi thì chung quy lại cái ngài muốn nhắn nhủ chúng sinh rằng nên coi mọi thứ trên đời với tâm thế thiện lành vì chẳng phải rốt cuộc cuối cùng vòng luân hồi cũng sẽ cuốn mọi thứ về cát bụi hay sao ?